top of page

Định nghĩa nhanh: Rối loạn nhân cách ranh giới

Rối loạn nhân cách ranh giới (Bordeline Personality Disorder) được biết đến là một trong những tâm bệnh mãn tính, mang nhiều biểu hiện riêng biệt như không ổn định trong tâm trạng, mối quan hệ thân thiết, các hành vi và hình ảnh của chiếu bản thân. Những người mắc BPD có xu hướng "tự hành mình" hoặc cố tự vẫn

BPD
Nguồn: Volkan Olmex/ Unsplash

Ban đầu, BPD được cho là một tâm bệnh nằm giữa ranh giới của rối loạn tâm thần (psychosis) và bệnh thần kinh (neurosis), khiến những người bệnh gặp khó khăn trong việc điều tiết cảm xúc. Tuy nhiên, BPD ít được biết đến so với các chứng tâm thần phân liệt khác như (Schizophrenia) hay rối loạn lưỡng cực (Bipolar disorder). Nó ảnh hưởng đến 2% dân số và thường được chẩn đoán từ độ tuổi vị thành niên hoặc lớn hơn


Trong quá trình phỏng vấn và chẩn đoán, nhiều phạm vi vàdấu hiệu cần được khai thác một cách kỹ càng, dựa trên 4 hạng mục của các triệu chứng: ảnh hưởng (affectivity), những chức năng mật thiết, liên cá nhân (interpersonal functioning), kiểm soát xung đột/ ham muốn (impulsive control) và nhận thức (cognition).


Chẩn đoán yêu cầu phải có ít nhất 5 trong 9 dấu hiệu cụ thể được đề ra. Dựa trên DSM-V:

1. Nỗ lực điên cuồng nhằm tránh né sự bị ruồng bỏ trong hiện thực hoặc trong tưởng tượng. (P/s: không bao gồm hành vi tự vẫn hay tự “cắt” trong mục 5).


2. Những mối quan hệ mật thiết/ cá nhân không ổn định hoặc nghiêm trọng bởi sự xen kẽ giữa lý tưởng hóa hoặc đánh giá thấp chúng một cách quá mức.


3. Rối loạn trong nhận dạng bản thân: hình ảnh cá nhân và ý thức không ổn định một cách liên tục và rõ ràng.


4. Bốc đồng/ lạm dụng ít nhất 2 phạm vi có khả năng gây hại cho bản thân (sử dụng tiền bạc, tình dục, thuốc kích thích, ăn vô độ, lái xe tốc độ cao).

P/s: không bao gồm hành vi tự vẫn hay tự “cắt” trong mục 5).


5. Hành vi tự vẫn, tự “cắt” (vào cơ thể) hoặc tự đe dọa tái diễn ra.


6. Những phản ứng của tâm trạng (như chứng khó nuốt dữ dội, khó chịu hoặc lo lắng thường kéo dài vài giờ và chỉ hiếm khi hơn một vài ngày) gây ra sự mất ổn định rõ rệt.


7. Cảm giác trống rỗng hiện diện thường xuyên.


8. Những cơn giận dữ dội, khó kiểm soát (vd: việc thể hiện cơn nóng giận thường xuyên, thường xuyên cảm thấy bực bội, hành vi đánh nhau tái diễn ra).


9. Những ý nghĩ hoang tưởng, căng thẳng liên quan hay những triệu chứng phân ly khiến chứng khó nuốt (episodic dysphoria) trở nên nghiêm trọng, khó chịu hoặc lo lắng kéo dài.

Photo by Nicholas Kusuma on Unsplash

Những người với chứng BPD thường có nhiều mối quan hệ xã hội không ổn định/ đôi khi không lành mạnh, vì thái độ của họ đối với người thân hay bạn bè có thể chuyển biến từ lý tưởng hóa (hết mực ngưỡng mộ, yêu thương) sang thái độ không xem trọng (giận dữ tột độ, không ưa thích).


Điển hình như họ có thể ngay lập tức cảm thấy thân thuộc và lý tưởng hóa về một người, nhưng khi những xung đột nhỏ xảy ra, thái độ sẽ chuyển sang một thái cực giận dữ nghiêm trọng hoặc lên án đối phương rằng họ đã không nhận được sự quan tâm nào.


Vì thế, họ cực kỳ nhạy cảm với việc đối diện với việc bị chối bỏ, hoặc những sự thay đổi không mong muốn diễn ra trong cuộc sống. Điều này dễ dàng kích thích những suy nghĩ tiêu cực của họ.


Sự sợ hãi bị bỏ rơi hoặc từ chối bỏ đó có thể liên quan đến việc những người quan trọng trong cuộc đời họ đã không hiện diện hay có mặt để giúp đỡ khi họ đang đối mặt với những cảm xúc khó khăn và cần sự kết nối, điều này khiến họ cảm thấy lạc lõng và vô giá trị.


Việc tham gia và tìm đến các bác sĩ tâm thần/ tâm lý đối với những người mang trong mình chứng Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới là cực kỳ cần thiết (chiếm 20% các ca nhập viện tâm thần). Và với sự giúp đỡ y tế, phần lớn các bệnh nhận có thể trở nên ổn định cũng như có một cuộc sống ổn định hơn.


Được chuyển ngữ từ: Borderline Personality Disorder. PsychologyToday

DSM IV and V for Personality Disorder (2012) by American Psychiatric Association

Comments


bottom of page