Thuyết về những giấc mơ
- Happy Introvert
- Aug 5, 2019
- 3 min read
Updated: Jun 19, 2021
Mỗi đêm, có hàng tỉ giấc mơ được tạo ra trên trái đất này, và trung bình một người có 3 đến 5 giấc mơ hằng đêm. Nhưng đa số những giấc mơ đều trở thành dĩ vãng, bị xóa khỏi ý thức (consciousness) mỗi lần chúng ta tỉnh giấc và chỉ có 5% những câu chuyện về giấc mơ được bộ não nhớ lại.
Ý nghĩa của những giấc mơ đã được đề cập và phổ biến từ những thời xưa, kể cả ngày nay. Chuyện gì xảy ra khi chúng ta đang mơ trở thành một trong những bí ẩn của sự tồn tại. Giấc mơ có nhiều chủ đề, hoạt động, nó có thể để giải trí hoặc làm chúng ta sợ hãi. Những nghiên cứu gần nhất của thần kinh học (neuroscience) đã nói rằng những giấc mơ liên quan đến việc tái tổ chức và ghi chép lại những kí ức, đồng thời vận chuyển nó (memories) giữa những vùng não khác nhau.
Tuy nhiên, cũng có nhiều “học thuyết” nổi tiếng khác giải thích việc tại sao chúng ta lại mơ
1. Bù đấp những ước muốn (Wish Fullfilment) của Freud
Freud cho rằng, những giấc mơ là sử biểu hiện của những động cơ tiềm thức (unconscious motives) và ước muốn. Những giấc mơ được chia thành hai mảng
(-) Nội dung hiển thị (Manifest content): nội dung của những giấc mơ mà chúng ta có thể thấy và quan sát
(-) Nội dung tìm ẩn (Latenr content): ý nghĩa nằm bên dưới những giấc mơ
Những sự mâu thuẫn về cảm xúc, mối quan hệ thường ngày, nơi mà chúng ta không thể thỏa mãn được những thứ mình muốn. Lúc này, những giấc mơ được tạo ra để bù đắp những thứ chúng ta đã không thể làm, không thể giải quyết (theo nghĩa đen).
2. Kích Hoạt Tổng Hợp (Activation-synthesis model): theo cách nhìn của sinh học, giấc mơ được tạo ra như một sảm phẩm phụ khi những neuron thần kinh đang “bắn” (fire), được kích hoạt trong hệ thống não và limbic.
3. Chuyển “Trí nhớ ngắn hạn” thành “Trí nhớ dài hạn”: Não chúng ta luôn lưu trữ những kí ức (memories) cho dù chúng ta đang tỉnh giấc hay đang ngủ. Lí thuyết cho rằng giấc mơ như những “phòng lưu trữ tạm thời” của ý thức, nơi mà chúng ta lưu trữ những kí ức trước khi vận chuyển nó từ kho ngắn hạn đến kho dài hạn. Nó vụt qua trong tâm trí chúng ta bằng những giấc mơ trước khi tạo thành những bản files ký ức.
4. Củng Cố Những Gì Chúng Ta Đã Học: Những giấc mơ giúp chúng ta “để nhớ” hơn là “để quên” và giúp ta giữ lại những gì ta đã học. Những học sinh học bài và ôn bài trước khi ngủ nói rằng họ dễ nhớ lại những gì họ đã học hơn và cũng không bị “rối” khi học quá nhiều.
5. Kích Thích Sự Đe Dọa (Threat Stimulation): Giấc mơ được gắn với sự tiến hóa của tâm trí. Chức năng sinh học của những giấc mơ là kích hoạt những tình hướng nguy hiểm, lập lại chúng và tạo ra khả năng để tránh đi chuyện đó. Những người có giấc mơ này thường đối mặt với những mối đe dọa tốt hơn vì nó đã xảy ra trong những cơn ác mộng của họ. Lí thuyết gợi ý rằng những người mơ theo cách này thường sẽ “sống sót” lâu hơn.
6. Giải quyết vấn đề (Problem Solving): Những giấc mơ là một quá trình của não cố gắng giải quyết vấn đề một cách hiệu quả hơn lúc chúng ta đang tỉnh táo. Những giấc mơ thường diễn ra ở giai đoạn REM (trong 5 giai đoạn ngủ) thường có những hoạt động não tốt như lúc chúng ta đang thức giấc và có thể một tâm trí đang mơ tạo ra những kết nối nhanh hơn một tâm trí tỉnh táo, và chúng giúp ta giải quyết vấn đề nhanh và hiệu quả hơn.
"Tin vào những giấc mơ... Vì nó là cánh cổng dẫn đến sự vĩnh hằng" - Khalil Gibran
Chuyển ngữ bởi A Happy Introvert
Commentaires