Định nghĩa nhanh: Cảm xúc là gì?
- Happy Introvert
- Jul 28, 2019
- 4 min read
Updated: Jun 19, 2021
Cảm xúc là thứ mọi chúng ta - con người - đều có, đây cũng là một trong những điều khiến chúng ta khác biệt với động vật. Người ta định nghĩa cảm xúc theo nhiều cách, có người nói nó là một sản phẩm của trái tim chứ không phải khối óc, còn trong đạo Phật, cảm xúc được chia bằng những cung bậc trong cụm từ "Hỉ Nộ Ái Ố". Vậy những cảm xúc từ phẫn nộ, sợ hãi hay vui vẻ mà chúng ta cảm nhận trong cuộc sống, chính xác nó là gì?
Có tất cả 6 cảm xúc cơ bản: sợ hãi (fear), giận dữ (anger), hạnh phúc (joy, happiness), ghê tởm (disgust) và bất ngờ (surprise). Trong tâm lí học tiến hóa, người ta tin rằng những cảm xúc được phục vụ cho mục đích thích nghi, hay còn là một "tín hiệu" để đưa ra một hướng đi cho con người. Đặc biệt trong những tình huống nguy hiểm, nơi mà nỗi sợ hãi được tạo ra nhằm để giúp con người phân biệt được những gì an toàn và những gì sẽ ảnh hưởng đến tính mạng của họ. https://www.cep.ucsb.edu/emotion.html
Với sự phát triển của khoa học, xã hội và các mảng tâm lí học khác nhau. Cảm xúc nay đã được định nghĩa rộng hơn với 3 mảng
1. Mảng Nhận Thức (Cognitive/ Subjective Component): Cảm xúc bao gồm những trạng thái bên trong (dễ chịu hoặc không dễ chịu) và những "suy nghĩ" liên quan. Ở mức độ này, cách chúng ta đánh giá một sự kiện/ hiện tượng sẽ định hình những cảm xúc mà chúng ta cảm nhận.
Ví dụ, một người bạn thích và quan tâm không trả lời tin nhắn và bạn cũng không biết rõ người ấy đang làm gì hay có chuyện gì xảy ra, lúc này, bạn bạn trở nên sợ hãi hay lo lắng, và càng nghĩ đến thì bạn càng "đứng ngồi không yên".
Do cảm xúc được định hình bằng những suy nghĩ, nên càng suy nghĩ nhiều về một sự kiện, cảm xúc của bạn sẽ càng tăng lên.

2. Mảng Sinh Lí (Physiological Component): Cảm xúc là sự kích hoạt của hệ thống thần kinh giao cảm (sympathetic nervous system). Đánh dấu bằng những thay đổi trong hơi thở, nhịp tim hay ra mồ hôi. Ở mức độ này, chúng ta có thể xác định khá rõ trong những sự kiện nguy hiểm (trong tâm lí học tiến hóa), những sự kiện tạo ra sự lo lắng (thuyết trình, thi ĐH, vâng vâng). Một cách đơn giản hơn, cơ thể chúng ta được kích hoạt để đối phó với những sự kiện đó.
Ví dụ, trong một tình huống nguy hiểm, mắt mở to => đồng tử giãn => chuẩn bị hành động (fight-or-flight response).
3. Mảng Hành Vi (Behavioral Component): Cảm xúc được thể hiện qa những thay đổi có thể thấy ở có thể như nét mặt, tư thế, ngôn ngữ cơ thể. Ở mức độ này, nét mặt (facial expression) còn là một ngôn ngữ toàn cầu, vì chỉ cần nhìn vào nét mặt của một, người chúng ta có thể xác định được 6 cảm xúc cơ bản (bất kể văn hóa, đất nước). Mỗi cảm xúc đều được gắn với những cơ mặt khác nhau. Không quá khó để xác định cảm xúc thông qua nét mặt, nhưng nó cũng tùy thuộc vào sự khác biệt của mỗi cá nhân, có người thể hiện cảm xúc của họ một cách tự nhiên nhưng cũng có người gặp khó khăn trong việc thể hiện cảm xúc.
*Đọc cảm xúc qua micro expression https://www.youtube.com/watch?v=tu1uzG_EBGM
Cảm xúc cũng giống như sự logic, có những người sẽ sử dụng tốt và những người không, có những người dễ dàng thể hiện cảm xúc của chính mình nhưng cũng có người mâu thuẫn khi đối diện và thể hiện cảm xúc của họ, vậy để đối mặt với cảm xúc (thường là cảm xúc tiêu cực) dễ dàng hơn chúng ta có thể:
Thứ nhất, nhận diện những cảm xúc: liệu đó có phải những cảm xúc giận dữ hay do sự thất vọng tạo nên, buồn bã vì những lí do mà bản thân thấy là không nên?
Thứ hai, chấp nhận cảm xúc của chính mình: nếu sự buồn bã, giận dữ đang hình thành trong bạn, đừng xua đuổi nó đi và cũng đừng chối bỏ. Nếu không thể chia sẻ hoặc thể hiện với người khác, bạn cũng có thể nói họ cho bạn một khoảng không gian để dối diện (cũng như giảm thiểu mức tổn thương có thể gây ra cho bạn và những người xung quanh).
Thứ ba, nhận diện những điều bạn cần: bạn có thể biết bạn cần (làm) điều gì để đối mặt với những cảm xúc bằng cách tìm ra nguyên nhân tạo nên cảm xúc. Không gì tốt khi trồng một cái cây bằng cách chăm sóc từ "ngọn rễ", nên cũng không gì tốt khi đối mặt với cảm xúc bằng cách xác định nguyên nhân, từ đó, chúng ta có thể biết nên "chăm sóc" cảm xúc của bản thân mình như thế nào.
Được biên tập với AHI
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, kéo xuống đăng kí email, theo dõi mình trên các tài khoản khác để đọc được những bài viết mới và chia sẻ câu chuyện của bạn với mình nhé :)
Comments