Định nghĩa nhanh: bệnh "hay lo" là gì?
- Happy Introvert
- Jul 24, 2019
- 4 min read
Updated: Jun 19, 2021
Người ta thường nói, một con người trở nên trưởng thành là khi người đó bắt đầu "biết lo". Nỗi lo về việc đậu ĐH, chọn trường, đi làm và kiếm tiền, ... song song theo đó, lo lắng thường đi đôi với sợ hãi, sợ rằng mình sẽ không đậu ĐH (dù chưa biết kết quả), sợ rằng mọi người sẽ không thích bài thuyết trình của mình (dù nó chưa bắt đầu). Đây đều là những nỗi lo và sự sợ hãi thường trực mà mỗi người chúng ta đều có, vậy ai trong chúng ta cũng đều mắc phải bệnh này?
[Định Nghĩa Bệnh Hay Lo?]
Bệnh "Hay Lo" (Anxiety Disorders) có một tên gọi hoa mĩ đó là "Rối loạn Lo Âu", và nó cũng là tên gọi của một tập hợp những tâm bệnh mà nguyên nhân là do "lo âu" và nỗi "sợ hãi" gây nên. "Rối loạn" là khi chúng ta không thể kiểm soát được một thứ gì đó, còn hai nguồn "lo âu" và "sợ hãi" dù đi đôi với nhau, nhưng nó có những định nghĩa và tạo nên những căn bệnh khác nhau. Vì thế, chúng ta sẽ định nghĩa và chia Bệnh "Hay Lo" thành hai phần, một phần là do những "sợ hãi" gây nên và một phần do những "lo lắng" gây nên.
I. Nỗi sợ hãi: Phản ứng với một vật bên ngoài, cụ thể được chủ thể cho đó là nguy hiểm.
Đối với nỗi sợ hãi, chúng ta gần như xác định được vật thể gây nên, ví dụ, một người sợ rắn => rắn. Những vật thể này tạo ra một sự sợ hãi (tùy theo cấp độ) cho chủ thể hoặc dù đối với người xung quanh vật thể này không mang tính chất nguy hiểm.
Căn bệnh mà nỗi sợ hãi gây ra khá phổ biến: Ám Ảnh Cụ Thể (Specific Phobias). Chúng ta khá quen với căn bệnh này, như những hội chứng sợ lỗ (trypophobia), hội chứng sợ máu (hemophobia) hay hội chứng sợ độ cao (acrophobia).
Những nỗi ảm ảnh này được tạo nên bởi sự sợ hãi, có thể có lí do hoặc không có lí do nào cả. Điển hình, một người sợ chó vì lúc bé đã từng bị chó cắn, ngược lại, những người sợ hãi hình thù của những cái lỗ (dù cái lỗ sẽ không làm hại họ).
II. Lo âu: Chủ thể sợ hãi lo lắng, nhưng không xác định, nhận biết được nguồn gốc của nỗi sợ
Khi chuẩn bị bước lên thuyết trình, bạn cảm thấy lo lắng vì đứng trước đám đông, vì sợ bạn sẽ không đủ tự tin và vâng vâng. Nhưng đối với những người có bệnh "hay lo", họ lo lắng với tất cả mọi thứ (không một cột điểm) ở cường độ cao, và có lúc họ cũng không biết tại sao và đang lo lắng về thứ gì.

Những bệnh được tạo ra do nỗi lo lắng không xác định.
1/ Rối Loạn Lo Âu Tổng Quát (Generalized Anxiety Disorders)
2/ Rối Loạn Hoảng Sợ (Panic Disorder)
*lo lắng xảy ra cùng lúc với những biểu hiện cơ thể: thở gấp, đau ngực, run rẩy etc (khác với bệnh đau tim, triệu chứng xuất hiện trên dưới 20 phút và nhanh chóng biến mất)
3/ Rối Loạn Lo Lắng Xã Hội (Social Anxiety Disorder)
*thường xảy ra trong những nơi công cộng do sợ bị sỉ nhục, xấu hổ => tránh né những nơi công cộng
4/ Hậu Chấn Tâm Lý (Post-Traumatic Stress Disorder)
*lo lắng xảy ra do sự trải nghiệm lại những chấn thương trong quá khứ (chiến tranh, nạn nhân hiếp dâm, nhìn thấy người chết)
5/ Rối Loạn Ám Ảnh Cưỡng Chế (Obsessive-Compulsive Disorder)
*lo lắng xảy ra do những ám ảnh và hành vi lập đi lập lại không kiểm soát (rửa tay, kiểm tra khóa cửa, ngăn nấp của đồ vật, lưu trữ đồ)
[Đối tượng của Bệnh "Hay Lo"]
Bệnh "Hay Lo" có thể xảy ra với bất cứ ai. Nó không xuất phát bẩm sinh, mà có thể xuất hiện sau một cột mốc sự kiện căng thẳng của mỗi chúng ta, hay do chúng ta đã không biết đối phó với stress và sắp xếp công việc thời gian (không biết balance :v).
Vì là một "căn bệnh" nên nó chắc chắn ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta nói chung như ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, mất ngủ, cô lập, với xã hội ... *Xem thêm hệ quả tại https://www.healthline.com/health/anxiety/effects-on-body#7
Không cần đi đâu xa, người có khả năng cao nhất cũng chính là người thân của chúng ta. Bạn đã bao nhiêu lần nghe mẹ mình "càm ràm" về việc bạn đi chơi vễ trễ, lo lắng về việc bạn không ăn cơm đúng giờ giấc và hàng tỉ các thứ mà các bạn đã bảo rằng mẹ mình nên bớt lo lắng về những vấn đề vụn vặt đấy? Đó là những dấu hiệu tuy nhỏ, nhưng cũng đóng góp một phần những lí do gây nên căn bệnh "lo âu" này. Vì thế, thay vì nói với người thân mình rằng họ hãy bớt lo lắng lại, mà bản thân hãy cố gắng để không là một "nguồn lo" của người thân và ứng xử với tâm thế thông cảm nhé!
Được biên tập bởi AHI
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, kéo xuống đăng kí email, theo dõi mình trên các tài khoản khác để đọc được những bài viết mới và chia sẻ câu chuyện của bạn với mình nhé :)
Comments