top of page

Liệu Chúng Ta Có Nên Đọc Tất Cả Mọi Thứ?


Văn hóa đọc mang trong mình sự đa dạng, từ bổ sung kiến thức cho đến giải trí, dành cho giới trí thức ở bất kể độ tuổi. Khi nói đến việc đọc, ta có thể thấy giới trẻ chia thành hai thái cực, một là những bạn từ chối hẳn việc đọc, và hai là những người đọc “tất tần tật” từ A đến Z.


Việc đọc sách, tài liệu, các bài viết biện luận trên mạng xã hội cho ta cảm giác mình đang “hấp thụ” tất cả mọi kiến thức được đề ra. Tuy nhiên, việc đọc này có thật sự mang lại lợi ích cho giá trị tinh thần và kiến thức của mỗi cá nhân nói riêng?



Khi liên tục đọc tất cả mọi thứ, bạn sẽ

  1. Liên tục kết nối với thông tin một cách chủ động: đây là một hình thức học tập hiệu quả ngoài trường lớp, vì bạn chủ động tiếp thu thông tin vào não bộ.

  2. Mở rộng kiến thức cơ bản: bạn không gói gọn bản thân với một chủ đề cố định, việc này giúp bạn gia tăng các kiến thức cơ bản về thế giới.

  3. Cập nhật các thông tin mới: bạn luôn biết điều gì đang diễn ra và không để mình bị “lạc hậu”.


Tuy nhiên, nếu chỉ liên tục đọc mà không có mục đích, bạn dễ bị hình thành một “nỗ lực ảo” trong việc thu thập kiến thức. Liên tục tiếp thu thông tin không đồng nghĩa với bạn sẽ “tiêu hóa” được các thông tin đó, hoặc nó sẽ mang lại lợi ích cho cuộc sống của bạn.


Mặt trái của việc cố gắng đọc tất cả mọi thứ

  1. Bạn không thể ghi nhớ hết những thông tin quan trọng và cần thiết.

  2. Việc sắp xếp kiến thức, nội dung tiêu thụ trở nên khó khăn.

  3. Bối rối và lạc trong biển “kiến thức”.

  4. Không có một lĩnh vực kiến thức cụ thể vì sự đa dạng hóa nội dung.

  5. Chỉ đọc theo trend mà không có sự lĩnh hội nhất định


Vì thế, việc đọc tất cả mọi thứ trong có vẻ thật “ngầu” nhưng không phải lúc nào cũng mang lại lợi ích cho chúng ta. Vậy chúng ta nên đọc như thế nào và chọn lọc ra sao? Đón xem các bài viết tiếp theo trong nội dung tháng 7 tại A Happy Introvert!



Comments


bottom of page