top of page

6 Hiểu lầm phổ biến về người hướng nội.

Updated: Jun 19, 2021

Những công thức rập khuôn đã cho rằng, người có xu hướng sống nội thường vụng về, cách li trong xã hội hay “ghê tởm” đám đông và cũng không thích mọi người nói chung. Một “Introvert” có thể không phải là một người đặt biệt vui vẻ hay thân thiện trong mắt người khác. Nhưng có một điều ít ai biết, đó là họ thông minh và sáng tạo hơn một “Extrovert” – những người “hướng ngoại” ở mức trung bình.


Dù 1 phần 3 của dân số nói chung được tạo bởi người hướng nội, “xu hướng sống nội” lại trở thành một trong những đặc điểm tính cách thường xuyên “bị” hiểu lầm. Nhưng điều đó không làm cho những “introverts” luôn sống sau cái bóng của “extroverts”. Một tác phẩm của Susan Cain, Quiet: The Power of Introverts in a World That Can’t Stop Talking đã đem lại một cái nhìn mới cho thế giới về những người hướng nội, khi họ đang sống ở những nơi mà giá trị của lối sống hướng ngoại như sự quyết đoán và thẳng thắn được xem trọng hơn là không gian một mình và sự trầm tư yên lặng.

sưu tầm

Nhiều vấn đề xảy ra vì chúng ta không phân biệt và định nghĩa được “lối sống nội” và “lối sống ngoại”, nó không đơn giản nằm ở sự rụt rè so với sự mạnh dạn mà còn phức tạp hơn thế. Cuốn sách “The Introvert’s Way” Living a Quiet Life in a Noisy World của tác giả Sophia Dembling cho rằng, hướng nội/ hướng ngoại có nguồn gốc từ Tâm Lí Học Jung: người hướng ngoại có khuynh hướng về thế giới quang bên ngoài tự nhiên hơn và người hướng nội thường tập trung vào thế giới quang bên trong họ.

nguồn: Introvert's problems

Nếu bạn là người hướng nội, bạn có thể quen với việc mà mọi người cho rằng khi bạn im lặng trong những bữa tiệc tùng vì bạn rụt rè, hay không nói lên những quan điểm cả nhân trong những buổi họp vì sợ hãi. Còn nếu bạn là người hướng ngoại, bạn có thể cũng đã quen với mấy tin đồn bị đồn thổi về cuộc sống riêng tư của mình.

Sau đây là những “định kiến” sai về những người sống nội và lí do vì sao









1. Tất Cả Những Người Hướng Nội đều Nhút Nhát… và những người Nhút nhát đều là người Sống Nội.


Rụt rè, nhút nhát thường bị nhầm lẫn với khuynh hướng sống nội vì mọi người thường sử dụng chúng cùng nhau, nhưng có một sự thật là, nhút nhát và sống nội là hai đặc điểm tính cách khác nhau. Susan Cain đã viết trong blog Psychology Today rằng, Bill Gates là một người sống nội nhưng ông ta không hề nhút nhát: Ông ấy không ồn ào và hơi “mọt sách”, nhưng ông không lo lắng về người khác nghĩ về điều đó như thế nào.


Những người sống nội “sạc điện” và “nạp năng lượng” khi họ ở một mình. Còn “nhút nhát “rụt rè” đó là sự lo lắng và không thoải mái trong những tình huống giao tiếp. Rất nhiều người hướng nội không rụt rè, họ tự tin và thoải mái khi ở cạnh mọi người, họ chỉ cần thêm nhiều thời gian “một mình” để cân bằng năng lượng đã sử dụng khi ở cùng đám đông. Điều này cũng tương tự như những người hướng ngoại thường tìm đến những nơi đông người, đông bạn để chia sẻ nhưng họ cũng có thể cảm thấy không vững chắc và thoải mái trong đó.


nguồn: Introvert's Problems

2. Những Người Hướng Nội Thì Không Thích Ở Cùng Mọi Người.


Những người hướng nội nói chung thường thích “tận hưởng” niềm cô đơn của riêng họ hơn những người hướng ngoại, nhưng điều đó không nói rằng họ là những antisocials (ghét XH) hay không muốn dành thời gian cho mọi người, chỉ là cách họ tiếp xúc với cộng đồng khác với các “extroverts” thôi.

Khuynh hướng sống nội không nên bị nhầm lẫn với lòng căm ghét mọi người (Misanthropy). Introverts hòa đồng và họ quan trọng “chất lượng” hơn “số lượng” trong những mỗi quan hệ. Vì thế, họ tập trung xậy dựng những “vòng tròn tình bạn” thay vì một “mạng lưới quen biết”.


nguồn: Introvert's Problems

3. Người Hướng Nội Không Thể Làm Một Lãnh Đão, Diễn Giả Tốt.


Rất nhiều người hướng nội đã xuất sắc trong vai trò lãnh đạo, dẫn dắt mọi người, nói chuyện trước đám đông hay trở thành trung tâm của đám đông. Chúng ta không quá xa lạ với những cái tên: Bill Gates, Abraham Lincoln hay Gandhi, họ đều là những lãnh đạo có khuynh hướng sống nội. Nhiều nghiên cứu cho rằng, người hướng nội làm việc nhóm tốt hơn, và những người có cả hai lối sống nội/ ngoại (gọi là ambiverts) phù hợp cho những vai trò lãnh đạo và kinh doanh.

Trong những buổi thuyết trình, những người hướng nội không “lép vế” như mọi người thường nghĩ vì họ đã tập trung vào việc chuẩn bị, cũng như suy nghĩ cẩn thận trước khi hành động, nên kết quả còn có thể tốt hơn mong đợi. Susain Cain – một introvert thật thụ, bài Ted talk của cô là một trong những videos đạt triệu views nhanh nhất.

4. Người Hướng Nội thì Thông Minh và Sáng Tạo hơn Người Hướng Ngoại.


Nhiều họa sĩ nổi tiếng, các nhà bác học (Albert Einstein, Marcel Proust hay Charles Darwin) thường được nghĩ tới như những người có khuynh hướng sống không ồn ào. Những người hướng nội được cho là thông minh, độc lập và nhạy cảm hơn, nhưng trước khi để gắn “mác” thông minh lên những người có khuynh hướng không ồn ào này, chúng ta cũng nên biết rằng làm một người sống nội cũng sẽ không giúp chúng ta đạt được những điều trên (hay làm những người hướng ngoại trở nên ít thông minh hay sáng tạo hơn).


nguồn: Introvert's Problems

5. Rất Dễ Để Phân Biệt Ai là Người Hướng Nội và Ai là Người Hướng Ngoại.


Nhiều người hướng nội có thể “party” thâu đêm hay bắt chuyện với những người họ gặp, và họ cũng thích làm điều này. Nhưng cũng sẽ có những thời gian họ muốn nạp lại năng lượng trong việc ở nhà đọc sách uống trà. Chúng ta đang sống trong thế giới nơi mà những đặc điểm khuynh hướng sống ngoại có giá trị hơn trong việc đem lại lợi ích công việc, cuộc sống. Từ đó, những người sống nội cũng học cách thích nghi, và ứng xử trong XH bằng đặc điểm của những người hướng ngoại, nên họ bắt đầu nói nhiều hơn, và cũng tụ tập cùng mọi người nhiều hơn.


nguồn: Introvert's Problems

6. Lối Sống Nội Là Một Tính Cách Tiêu Cực


Vì người sống nội “tận hưởng” việc ở một mình, nên nhiều định kiến cho rằng họ có những tính cách tiêu cực, xa lánh với mọi người hay thậm chí là trầm cảm. Nhưng ngược lại, nghiên cứu cho rằng những người hướng ngoại nếu ở một mình quá lâu, họ thường buồn bã và khả năng bị trầm cảm là cao hơn.


Đấy cũng nói lên một điều, những đứa trẻ có khuynh hướng sống nội cũng bị hiểu lầm rằng chúng không hoạt bát, nhanh nhẹn hay lanh lẹ như những đứa trẻ khác. Khi ngồi trên ghế nhà trường, chúng có thể bị phàn nàn vì tính “lầm lì” hay thích làm một mình mà không hợp tác với các bạn, cũng có thể bị những người bạn trong lớp cho ra một bên vì ít nói. Vì thế, chúng ta phải nên hiểu rằng tính cách nội tâm không phải một tính cách tiêu cực mà nó là một “cách sống”, từ đó chúng ta mới hiểu thêm và tôn trọng những lối sống khác nhau của từng cá nhân một mở rộng, không chèn ép.


Dù là người hướng nội hay hướng ngoại, chúng ta đều có nhu cầu được lắng nghe và thấu hiểu, nên việc tìm hiểu về những đặc điểm về những lối sống khác nhau cũng là cách mà chúng ta hiểu rõ và tôn trọng chính bản thân cũng như mọi người xung quanh. Có thể nói sự phân chia giữa những người hướng nội và người hướng ngọai cũng là một cách khiến thế giới trở nên cân bằng, chúng ta có một bên là những “Thinkers” và một bên là những “Doers”.


Nguồn: “6 Myths About Introverts to Stop Believing” by Carolyn Gregoire, The Huffington Post Chuyển ngữ bởi A Happy Introvert


Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của mình, kéo xuống đăng kí email, theo dõi mình trên các tài khoản khác để đọc được những bài viết mới và chia sẻ câu chuyện của bạn với mình nhé :)

Comments


bottom of page